Các chung cư cao cấp được trang bị cac thiết bị chữa cháy
hiện đại và kiểm tra đinh kỳ nghiêm ngặc , để đảm bảo nếu có hỏa hoạn xảy ra
thì bà con được trang bị vũ khí tự vệ để tự cứu lấy mình và gia đình trước tai
họa bất ngờ xãy ra, bình tỉnh và yên tâm khi sử dụng trang thiết bị chữa cháy
có sẵn trong căn nhà mình , tuyệt đối không hoản loạn và gây mất tinh thần
những người xung quanh, chạy lấn, chèn ép nhau gây thương tích và nhiều sự cố
khác ngoài ý. Do đó chúng tôi cung cấp các bước thực hiện khi hỏa hoạn xãy ra
trong chung cư như sau:
Điều kiện cần và đủ an toàn trong phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở sản xuất
Xem thêm: Thiết bị phòng cháy chữa cháy |
Điều kiện cần và đủ an toàn trong phòng cháy chữa cháy đối với cơ sở sản xuất
1. Dây
thoát hiểm
Tùy
theo độ cao của nhà mình, bạn có thể lựa chọn các loại dây thoát hiểm với độ
dài khác nhau lên tới trên 50m (tương đương nhà 12 tầng). Khi có sự cố, bạn móc
đầu thang vào thành cửa sổ, ban công có bệ chắc chắn. Mọi bộ phận của thiết bị
đều chống cháy nên bạn có thể yên tâm, bình tĩnh thoát hiểm. Trọng lượng chịu
tải cho phép khoảng 150 kg.
Bạn
cũng cần phải tập luyện trước để thành thục, nhất là với những người mắc bệnh
sợ độ cao. Mức giá của dây từ 5 triệu đồng trở lên.
Hiện
nay, có một số nhà sản xuất sử dụng loại thiết bị thoát hiểm bằng dây tích hợp
gọn gàng trong ba lô. Nhờ vậy, bạn sẽ hạn chế bớt các công đoạn xử lý khi có sự
cố và không cần tập luyện nhiều.
2. Thang thoát hiểm
Khi
hành lang ngập khói, bạn không thể tìm đường ra cầu thang thoát hiểm. Bạn có
thể mở cửa sổ hoặc ra ban công (cắt lưới bảo vệ nếu có) và sử dụng thang dây.
Thang có độ dài khoảng 6 tầng, chịu được trọng lượng trên 400 kg.
Tuy
nhiên, bạn lưu ý, bệ cửa sổ phải dày và chắc chắn để có thể lấy điểm gắn thang
vào. Ngoài ra, việc tụt theo thang xuống cần nhanh nhưng thận trọng. Việc leo
thang không khó bằng sử dụng dây nhưng vẫn có sự chuẩn bị trước.
3. Mặt
nạ phòng độc
Với giá
thành không quá đắt (từ vài trăm nghìn đồng), bạn có thể mua dự trữ sẵn trong
nhà vài chiếc mặt nạ phòng độc. Khi xung quanh khói mịt mù, bạn hãy đeo mặt nạ
vào, nó sẽ giúp bạn thở được trong tối thiểu 30 phút. Mặt nạ có tầng lọc khí
giúp bạn chống lại các loại khí độc, sức nóng của lửa... bảo vệ mắt và giúp bạn
có khí để thở.
Các
loại mặt nạ này bằng vật liệu chống cháy có phần trong suốt trước mặt giúp bạn
quan sát và thường có màu nổi bật để lính cứu hỏa nhận biết khi thấy bạn.
Xem thêm: Chợ Ba Đồn sôi sục trong biển lửa
Cơ sở, nhà máy, xưởng là một
nơi có nhiều nguy cơ sự cố hỏa hoạn xãy ra cao nhất, với đặc thù tính chất của các thiết bị sản xuất
và còn nơi có nhiều công nhân do đó chúng ta cần trang bị kiến thức và thiết bị
phòng cháy chửa cháy cần và đủ để đảm bảo an toàn như thế nào? Đó là vấn đề đặt
ra cho nhiều xí nghiệp, cơ sở, nhà máy , xưởng sản xuất.
Tương tự như dây chuyền sản xuất
của một nhà máy, quy trình phòng cháy chữa cháy của xưởng sản xuất , cơ sở ,
nhà máy cũng được xây dựng trên nền tảng dây chuyền như sau:
a)
Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy
và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở;
b)
Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ
sở;
c)
Có văn bản đã thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình thuộc
diện phải thiết kế và thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy;
d)
Hệ thống điện, thiết bị sử dụng điện, hệ thống chống sét, nơi sử dụng lửa, phát
sinh nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
đ)
Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
e)
Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở được tổ chức huấn luyện nghiệp vụ
phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu
cầu chữa cháy tại chỗ; có phương án chữa cháy, thoát nạn và đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt;
g)
Có hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy
khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở, bảo đảm
về số lượng, chất lượng và hoạt động theo quy định của Bộ Công an và các tiêu
chuẩn về phòng cháy và chữa cháy; có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin
liên lạc phục vụ chữa cháy tại cơ sở theo quy định;
h)
Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
Điều
kiện an toàn trong phòng cháy chữa cháy
2.
Đối với cơ sở khác thì thực hiện điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy
quy định tại khoản 1 Điều này phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở
đó.
3.
Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1 Điều này phải
được tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.
TRÁCH NHIỆM TRONG
PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
1. Chấp hành quy định, nội quy về phòng cháy
và chữa cháy và yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của người hoặc cơ quan có
thẩm quyền; thực hiện nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy theo chức trách, nhiệm
vụ được giao.
2. Tìm hiểu, học tập pháp luật và kiến thức về
phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi trách nhiệm của mình; bảo quản, sử dụng
thành thạo các phương tiện phòng cháy và chữa cháy thông dụng và các phương
tiện phòng cháy và chữa cháy khác được trang bị.
3. Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy
trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị, dụng cụ sinh lửa,
sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất cháy; kịp thời khắc phục các thiếu
sót, vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
4. Tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa
cháy ở nơi cư trú, nơi làm việc; tham gia đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa
cháy cơ sở hoặc đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành theo quy định; góp ý,
kiến nghị với chính quyền địa phương nơi cư trú, với người đứng đầu cơ quan, tổ
chức nơi làm việc về các biện pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
NGUYÊN TẮC VÀNG TRONG
PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Nguyên tắc 1. Sức mạnh tập thể: Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham
gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy…
Nguyên tắc 2. Cẩn thận và phòng ngừa: Trong
hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ
động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do
cháy gây ra.
Nguyên tắc 3. Con người và thiết bị : Phải
chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để
khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.
Nguyên tắc 4 nhanh chóng và kịp thời: Mọi hoạt
động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng
lực lượng và phương tiện tại chỗ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét